Ông Nguyễn Mạnh Thắng - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ cho biết, hiện Bộ Giao thông Vận tải đang quản lý 86 trạm thu phí trên các tuyến quốc lộ và đường cao tốc và các địa phương quản lý 15 trạm thu phí, trong đó khoảng 2/3 đang thực hiện thu phí. Qua thời gian nghiên cứu, tham khảo nhiều công nghệ khác nhau, Bộ Giao thông vận tải đã quyết định chọn công nghệ thu phí RFID của Mỹ, là công nghệ thu phí không dừng hiện đại nhất hiện nay và đang được thực hiện rất thành công ở Đài Loan.
Những ngân hàng đầu tiên quyết định “mở két” đầu tư vào hạ tầng giao thông, phát triển công nghệ thu phí giao thông không dừng tại Việt Nam phải kể tới những “ông lớn” ngân hàng như Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư & phát triển Việt Nam (BIDV)…
Ông Trần Công Quỳnh Lân - Phó Tổng Giám đốc VietinBank cho biết, năm 2011 Bộ Giao thông vận tải đã có chủ trương áp dụng hình thức thu phí tự động không dừng liên trạm thanh toán qua ngân hàng. Bộ đã giao cho VietinBank triển khai thí điểm lần đầu tại 7 trạm thu phí trên các tuyến quốc lộ bằng công nghệ DSRC passive (sử dụng OBU) của châu Âu. Đến nay, VietinBank đã triển khai thành công tại 23 trạm thu phí trên toàn quốc tại 8 tỉnh, thành.
![]() |
VietinBank là một trong số "ông lớn" ngân hàng tham gia phát triển hệ thống thu phí giao thông |
Giai đoạn 2015 - 2016, theo định hướng của Bô GTVT, VietinBank nghiên cứu áp dụng triển khai công nghệ RFID thay cho công nghệ OBU. Dự án thu phí tự động không dừng liên trạm thanh toán qua ngân hàng công nghệ RFID này sẽ chính thức được VietinF (Công ty Đầu tư công nghệ hạ tầng trực thuộc VietinBank) triển khai vào quý IV/2016, dự kiến hết năm 2019 sẽ hoàn thành triển khai tại các trạm miền Trung, miền Nam và các BOT do VietinBank tài trợ vốn..
“Chi phí của công nghệ RFID thấp nên sẽ thúc đẩy thu phí không dùng tiền mặt trong giao thông”, ông Lân kỳ vọng.
Một “đại gia” ngân hàng nữa là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng được “chọn mặt gửi vàng” trong triển khai thu phí giao thông không dừng tại một số trạm thu phí BOT trên các tuyến quốc lộ.
Ông Lê Ngọc Lâm, Phó tổng BIDV cho biết, với vai trò ngân hàng đầu mối thanh toán BIDV đã hoàn thành xây dựng hệ thống kết nối thanh toán giữa trung tâm thu phí không dừng (ETC) và ngân hàng, đảm bảo tất cả các khách hàng là các chủ phương tiện đều có thể thực hiện triển khai nạp tiền vào tài khoản thu phí giao thông của mình qua tất cả các kênh ngân hàng truyền thống lẫn ngân hàng hiện đại như: Internet, mobile, ATM, tại các điểm giao dịch ngân hàng, các trạm đăng kiểm,…nhằm tạo thuận lợi nhất cho khách hàng. Khách hàng có thể sử dụng tài khoản tại bất cứ ngân hàng nào, hoặc nộp tiền mặt trực tiếp vào tài khoản thu phí giao thông theo đúng số thẻ Etag được dán cho phương tiện của mình.
Đánh giá về sự lấn sân của các đại gia thanh toán vào lĩnh vực thu phí giao thông, ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia nhấn mạnh, sự góp sức của các nhà băng về công nghệ thanh toán là rất cần thiết. “Khi các ngân hang muốn có dòng tiền ổn định để quay vòng, kinh doanh thì chuyện họ quan tâm, đầu tư hỗ trợ hệ thống thanh toán thu phí không dừng nói riêng, hệ thống thanh toán phí giao thông là bình thường”, ông Khuất Việt Hùng nói.
Kết nối công nghệ để liên thông thu phí
Ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia nhìn nhận, việc thu phí không dừng theo công nghệ mới không những không làm tăng mức phí sử dụng đường bộ mà còn giúp hành trình không bị gián đoạn, rút ngắn thời gian khi qua các trạm. Thu phí mà không phải dừng xe cũng khiến người tham gia giao thông không còn phải chịu cảnh xếp hàng, chen lấn trước các trạm thu phí.
Tuy thu phí không dừng mang lại nhiều lợi ích lớn, nhưng lãnh đạo Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia nhìn nhận, việc triển khai tại Việt Nam gặp khó khi có nhiều vẫn còn một số tồn tại. Đó là hiện tại đang có 2-3 đơn vị phát hành thẻ hiện chưa kết nối, liên thông được với nhau. Các vấn đề chưa đồng bộ về công nghệ gây khó khăn cho người sử dụng và việc kết nối giữa các đơn vị, một số dự án BOT chưa thực sự phối hợp với các nhà đầu tư dự án thu phí không dừng…
“Không quá lo lắng về công nghệ, song vấn đề ở chỗ công ty cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến và các ngân hàng phải thống nhất giải pháp”, ông Khuất Việt Hùng cũng nhấn mạnh.
Thừa nhận điểm này, là một trong những đơn vị tham gia phát triển công nghệ thanh toán trong thu phí giao thông, ngoài các chính sách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ, ông Trần Công Quỳnh Lân cũng nhìn nhận, cần thành lập một trung tâm kết nối để kết nối, tích hợp với hệ thống ngân hàng, đảm bảo người dân chỉ cần dùng một loại thẻ duy nhất có thể di chuyển trên mọi tuyến đường, trên nhiều hệ thống giao thông khác nhau.
“Việt Nam đang trong môi trường thuận lợi triển khai dịch vụ công, đặc biệt trong giao thông, nhưng với hệ thống metro, bus... phát triển hiện nay cần một trung tâm kết nối, liên thông duy nhất”, lãnh đạo VietinBank nói.
Tại Diễn đàn Thanh toán điện tử 2016 (VEPF 2016) diễn ra mới đây, các chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, ngân hàng…. đều thống nhất, cần có sự tích hợp, liên thông để người dân có thể sử dụng một thẻ thanh toán duy nhất cho mọi loại hình giao dịch điện tử.
Theo tính toán, mỗi năm mỗi trạm thu phí tiêu tốn khoảng từ 700 triệu đồng đến 1 tỷ đồng tiền in vé. Với giả định áp dụng công nghệ thu phí không dừng (ETC) tại 100 trạm thu phí thì mỗi năm sẽ tiết kiệm được khoảng 70 tỷ đồng một năm. Tổng cộng lợi ích kinh tế - xã hội hàng năm có thể ước lượng được bằng tiền mà hệ thống thu phí không dừng có thể giúp tiết kiệm được ít nhất khoảng 3.400 tỷ đồng một năm. Lãnh đạo VietinBank cho biết, để sử dụng dịch vụ thu phí tự động không dừng ETC, chủ phương tiện sẽ được phát một thẻ định danh RFID dán lên kính trước xe và kèm theo một tài khoản thu phí để giao dịch. Tài khoản này có thể nạp tiền trực tiếp, qua mạng Internet, ngân hàng... Sau khi phương tiện có dán thẻ RFID chạy vào làn thu phí, hình ảnh và thông tin của xe sẽ được chuyển về trung tâm dữ liệu để xử lý, kiểm tra số dư tài khoản. Nếu đủ điều kiện, các thanh chắn barie sẽ mở tự động để xe qua. Đồng thời, tin nhắn SMS thông báo sẽ được gửi về số điện thoại của chủ phương tiện và tổng thời gian xe qua trạm chỉ còn 3 - 5 giây. Như vậy, sử dụng 1 thẻ RFID của VietinF gắn trên ô tô, khách hàng có thể đi qua tất cả các trạm thu phí trên toàn quốc. |
Anh Minh
Cách đây một năm, ít có người Việt nào hình dung chỉ cần chạm điện thoại là đã hoàn tất khâu thanh toán.
Giám đốc Samsung Pay toàn cầu lạc quan vào lộ trình tiến tới xã hội không tiền mặt ở Việt Nam.
Chủ tịch Alibaba đã gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tham dự VEPF 2017 và giao lưu với 3.000 sinh viên.
Diễn đàn Thanh toán điện tử Việt Nam 2017
8:00 Thứ hai, ngày 6/11/2017
Khách sạn JW Marriott Hanoi, Số 8 Đỗ Đức Dục, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Cơ quan chỉ đạo : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Thưc hiện : Báo điện tử VnExpress Công ty Napas
Liên hệ: Trần Thị Thu Phương (024) 7300 8899 (máy lẻ: 4839) phuongttt4@fpt.com.vn
Ông Vương Đình Huệ
Phó Thủ tướng
Ông Vương Đình Huệ sinh năm 1957, quê xã Nghi Xuân (Nghi Lộc, Nghệ An), là giáo sư và tiến sĩ kinh tế. Trước khi trở thành Phó thủ tướng, ông Huệ từng làm Phó hiệu trưởng Học viện Tài chính, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Bộ trưởng Tài chính, Trưởng Ban kinh tế Trung ương.
Ông Trương Gia Bình
Chủ tịch Tập đoàn FPT
Ông Trương Gia Bình là người đồng sáng lập Tập đoàn FPT, doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực phần mềm, dịch vụ công nghệ thông tin với doanh thu năm 2015 đạt gần 2 tỷ USD. FPT cũng đang góp phần vào quá trình phát triển thanh toán điện tử tại Việt Nam với sàn thương mại điện tử Sendo, là đơn vị triển khai nâng cấp hệ thống ứng dụng ngành thuế, hải quan cho Bộ Tài chính, hệ thống thông tin dữ liệu cho các Sở Kế hoạch & Đầu tư.
Diễn đàn thanh toán điện tử Việt Nam (VEPF) là diễn đàn chuyên ngành uy tín được tổ chức thường niên mà tại đó các bên tham gia có thể cùng nhau thảo luận, thống nhất các giải pháp nhằm thúc đẩy thanh toán điện tử/thanh toán không dùng tiền mặt cho toàn thị trường. Đây cũng là diễn đàn chung để cập nhật xu hướng mới về thanh toán điện tử trên thế giới và gợi ý cho thị trường Việt Nam.
Diễn đàn được tổ chức đầu tiên ngày 16/12/2015 tại Hà Nội, được tổ chức bởi Báo điện tử VnExpress và sự phối hợp thực hiện của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas), dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.
8:00 Thứ hai, ngày 6/11/2017
Khách sạn JW Marriott Hanoi, Số 8 Đỗ Đức Dục, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Vietnam E-Payment Forum (VEPF) is an annual reputable forum where participants can discuss and agree on solutions to promote electronic payment/non-cash payment for the whole market. This is also a forum for updating new trends in worldwide electronic payment and making suggestions for Vietnamese market.
The forum was held for the first time on 16 th of December, 2015 in Hanoi by VnExpress and State Bank of Vietnam, in coordination with the National Payment Corporation of Vietnam (Napas).
6th of November, 2017
JW Marriot Hanoi Hotel, 8 Do Duc Duc, South Tu Liem, Hanoi