1. Lần đầu dùng Internet năm 1995
Năm 1995, khi đang làm phiên dịch tại Seattle (Mỹ), một người bạn đã chỉ cho Jack Ma về Internet. Khi ấy, ông đã lên Yahoo tìm về "bia". Đây cũng là lúc ông nhận ra trên mạng chẳng có thông tin gì về Trung Quốc và quyết định mở một website có tên China Pages.
2. Từng bị bắt cóc và đe dọa bằng súng ngắn
![]() |
Cũng trong chuyến đi này, ông tới Malibu (California) để thay bạn đòi nợ từ một doanh nhân Mỹ. Tuy nhiên, người này sau đó đã nhốt ông trong nhà và đe dọa ông bằng súng. Vài ngày sau, doanh nhân này mang Jack Ma tới Las Vegas cùng mình, để ông ta gặp một nhóm nhà đầu tư Trung Quốc. Dù trong túi Jack Ma chẳng còn xu nào, và đây cũng là lần đầu tới Mỹ, ông vẫn thắng 600 USD trên máy đánh bạc tại Vegas để mua vé máy bay về Seattle.
3. Công ty đầu tiên thất bại nặng nề
Jack Ma đã vay 2.000 USD từ bạn bè để làm China Pages, nhằm phổ biến kiến thức về Trung Quốc cho cả thế giới. Tuy nhiên, website này chạy khá chậm, mất tới hơn 3 giờ mới tải xong, do dùng kết nối quay số trong căn hộ nhỏ của ông. Sau này, ông còn bị buộc liên doanh với China Telecom và mất quyền kiểm soát công ty.
4. Cái tên Alibaba đến từ truyện cổ tích
![]() |
Jack Ma lấy tên Alibaba từ truyện cổ Nghìn lẻ một đêm. Ông cảm thấy hứng thú với câu chuyện về người thợ mộc nghèo Ali Baba, tình cờ có được khối tài sản khổng lồ.
5. Jack Ma ước công ty không IPO
Năm 2015, Jack Ma thừa nhận nếu có thể làm lại, ông sẽ không niêm yết công ty. "Hiện tại, IPO xong rồi, mọi việc còn tệ hơn", ông cho biết trong một bài nói chuyện tại New York. Sau khi Alibaba IPO, họ trở thành tâm điểm của nhà đầu tư, giới chức và truyền thông cả thế giới. Jack Ma đã đứng lên một sân khấu lớn hơn: "Không chỉ người Trung Quốc theo dõi chúng tôi, giờ cả thế giới cũng làm điều đó".
6. Không biết nhiều về công nghệ
Trong một cuộc phỏng vấn, tỷ phú thừa nhận thực ra không rành công nghệ, dù đứng đầu một trong những hãng công nghệ thành công nhất thế giới. "Tôi chẳng biết gì về công nghệ đâu. Việc duy nhất tôi có thể làm với máy tính là gửi, nhận email và lướt web", ông nói.
7. Rời chức CEO vì cảm thấy quá già
Năm 2013, Jack Ma rời chức CEO Alibaba. Ông cho biết: "Tôi đã 48 tuổi rồi, không còn đủ trẻ để điều hành một công ty tăng trưởng nhanh như thế này nữa. Hồi 35 tuổi, tôi giàu năng lượng và suy nghĩ mới mẻ hơn".
8. Tập trung vào các vấn đề xã hội
Trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times, ông đã tiết lộ các dự định sau này."Trung Quốc có nhiều vấn đề về nước, không khí và an toàn thực phẩm, trong 10 - 20 năm tới, chúng tôi sẽ đối mặt với rất nhiều vấn đề sức khỏe, như ung thư chẳng hạn. Vì thế, đây sẽ là lĩnh vực tôi muốn đầu tư thêm tiền bạc và thời gian", ông nói.
Năm 2014, Alibaba đã mua Citic 21CN, đổi tên nó thành Alibaba Health Information Technology và nghiên cứu số hóa bệnh viện, hiệu thuốc. Cùng năm đó, tỷ phú thành lập JackMaFoundation, tập trung vào giáo dục, môi trường và y tế công cộng. Năm 2015, ông được công nhận là nhà từ thiện lớn nhất Trung Quốc với khoản đóng góp 2,4 tỷ USD vào quỹ này.
Hà Thu (theo Entrepreneur)
Cách đây một năm, ít có người Việt nào hình dung chỉ cần chạm điện thoại là đã hoàn tất khâu thanh toán.
Giám đốc Samsung Pay toàn cầu lạc quan vào lộ trình tiến tới xã hội không tiền mặt ở Việt Nam.
Chủ tịch Alibaba đã gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tham dự VEPF 2017 và giao lưu với 3.000 sinh viên.
Diễn đàn Thanh toán điện tử Việt Nam 2017
8:00 Thứ hai, ngày 6/11/2017
Khách sạn JW Marriott Hanoi, Số 8 Đỗ Đức Dục, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Cơ quan chỉ đạo : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Thưc hiện : Báo điện tử VnExpress Công ty Napas
Liên hệ: Trần Thị Thu Phương (024) 7300 8899 (máy lẻ: 4839) phuongttt4@fpt.com.vn
Ông Vương Đình Huệ
Phó Thủ tướng
Ông Vương Đình Huệ sinh năm 1957, quê xã Nghi Xuân (Nghi Lộc, Nghệ An), là giáo sư và tiến sĩ kinh tế. Trước khi trở thành Phó thủ tướng, ông Huệ từng làm Phó hiệu trưởng Học viện Tài chính, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Bộ trưởng Tài chính, Trưởng Ban kinh tế Trung ương.
Ông Trương Gia Bình
Chủ tịch Tập đoàn FPT
Ông Trương Gia Bình là người đồng sáng lập Tập đoàn FPT, doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực phần mềm, dịch vụ công nghệ thông tin với doanh thu năm 2015 đạt gần 2 tỷ USD. FPT cũng đang góp phần vào quá trình phát triển thanh toán điện tử tại Việt Nam với sàn thương mại điện tử Sendo, là đơn vị triển khai nâng cấp hệ thống ứng dụng ngành thuế, hải quan cho Bộ Tài chính, hệ thống thông tin dữ liệu cho các Sở Kế hoạch & Đầu tư.
Diễn đàn thanh toán điện tử Việt Nam (VEPF) là diễn đàn chuyên ngành uy tín được tổ chức thường niên mà tại đó các bên tham gia có thể cùng nhau thảo luận, thống nhất các giải pháp nhằm thúc đẩy thanh toán điện tử/thanh toán không dùng tiền mặt cho toàn thị trường. Đây cũng là diễn đàn chung để cập nhật xu hướng mới về thanh toán điện tử trên thế giới và gợi ý cho thị trường Việt Nam.
Diễn đàn được tổ chức đầu tiên ngày 16/12/2015 tại Hà Nội, được tổ chức bởi Báo điện tử VnExpress và sự phối hợp thực hiện của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas), dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.
8:00 Thứ hai, ngày 6/11/2017
Khách sạn JW Marriott Hanoi, Số 8 Đỗ Đức Dục, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Vietnam E-Payment Forum (VEPF) is an annual reputable forum where participants can discuss and agree on solutions to promote electronic payment/non-cash payment for the whole market. This is also a forum for updating new trends in worldwide electronic payment and making suggestions for Vietnamese market.
The forum was held for the first time on 16 th of December, 2015 in Hanoi by VnExpress and State Bank of Vietnam, in coordination with the National Payment Corporation of Vietnam (Napas).
6th of November, 2017
JW Marriot Hanoi Hotel, 8 Do Duc Duc, South Tu Liem, Hanoi